TNGT đường sắt giảm: Mừng thì có, lo cũng chẳng thiếu

TNGT đường sắt thời gian qua giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người và số người bị thương. Đây là tín hiệu đáng mừng, nhưng ngược lại, sự cố chạy tàu lại có chiều hướng gia tăng.

<>Thiệt hại về người giảm hơn 11%

Thống kê của TCT Đường sắt VN cho thấy số vụ TNGT đã giảm 7,9%, số người chết giảm 11,1% và số người bị thương giảm 17,1% so với cùng kỳ năm 2011. Đặc biệt, TNGT đường sắt do chủ quan giảm mạnh với 37,5%. Điều đó chứng tỏ những biện mà ngành Đường sắt đặt ra từ đầu năm đã phát huy hiệu quả, nhất là trong bối cảnh còn đến gần 6.000 đường ngang dân sinh bất hợp , tình trạng lấn chiếm hành lang ATGT tràn lan và ý thức của người dân chưa cao…

85 7 1344479486 84 images125249 127 bai chinh ATGT  3  TNGT đường sắt giảm: Mừng thì có, lo cũng chẳng thiếu
Cứu hộ sự cố GTĐS tại Nghệ An

Ông Phạm Văn Bình – Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn TCT ĐSVN cho biết, thực tế từ đầu năm đến nay, nhiều địa phương thực hiện tốt Nghị quyết 88 như Hà Nội, Vĩnh Phúc, TP. Hồ Chí Minh, tình hình TNGT đã giảm rõ rệt. Vì vậy, để tiếp tục giảm TNGT bên cạnh công tác tuyên truyền, chúng tôi rất mong muốn các địa phương thực hiện tốt theo Nghị quyết 88. Tại các đường ngang dân sinh chưa có người gác, các địa phương cần chủ động bố trí người cảnh giới. Bởi theo thống kê, TNGT chiếm tỷ lệ cao nhất với trên 70% xảy ra tại các đường ngang dân sinh.

Một yếu tố nữa giúp TNGT đường sắt giảm trong thời gian qua là các công ty TTTH đường sắt đã lắp đặt thử nghiệm cầu lồi, thiết bị cảnh báo từ xa tại các đường ngang không có người gác, tập trung ứng dụng công nghệ mới GPS để khống chế tốc độ tàu, độ ổn định tín hiệu cảnh báo đường ngang, tiếng còi tàu khác biệt với các tiếng còi của các loại phương tiện khác để người đi đường dễ phân biệt khi tàu đến…

<>Vẫn còn đó nỗi lo

Theo thống kê chưa đầy đủ của Ban ATGT đường sắt (nay là Trung tâm Ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn đường sắt), chỉ trong 6 tháng đầu năm nay đã xảy ra 309 sự cố chạy tàu do chủ quan, tăng 37 vụ so với cùng kỳ 2011. Riêng sự cố toa xe xảy ra 183 vụ, tăng 48 vụ.

Riêng địa bàn Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội phụ trách, trong 6 tháng đầu năm 2012, đã xảy ra 620 sự cố và TNGT đường sắt, tăng 52 vụ so cùng kỳ 2011. Đặc biệt xảy ra 53 sự cố đường sắt liên quan đến trách nhiệm của Công ty, tăng 8 vụ so với năm 2011. Đáng phải kể đến một sự cố đặc biệt nghiêm trọng xảy ra ngày 17/6 vừa qua. Tàu 227 T1 do đầu máy 001+056 kéo 7 toa xe đến ga Làng Giàng lúc 18h 35 phút. Trực ban chạy tàu đã phổ biến cho ban lái kế hoạch dừng tránh các tàu LC2, SP8, SP2, SP4 và SP6. Khi các tàu LC2, SP8, SP2 bình thường, đến 21h26 phút, ga đón tàu SP4 cho trên đường chính tuyến III phải dừng đột ngột ngoài mốc xung đột phía Nam, do lái tàu có đoàn tàu hàng nằm ngoài ghi chính tuyến nên buộc phải hãm khẩn cấp. Nguyên nhân được xác định do tàu hàng số hiệu 227T1 thuộc Xí nghiệp đầu máy Yên Viên tự trôi về phía Nam làm chẻ ghi N1, gây cong bàn trượt, thanh giằng, gẫy chốt an toàn…

Trước đó ít ngày, tàu 534 máy thay tà vẹt MRT2 của Công ty QLĐS Hà Ninh thi công tại Km 100+00 đến Km 100 + 50 thuộc khu ga Núi Gôi – Trình Xuyên. Khi về đến ga Gôi, thấy gác ghi Bắc quay ghi, lái máy đã tự cho máy chạy về phía Bắc khi không có người áp dẫn. Hậu quả đến ghi N1 thì bị trật bánh 2 trục cách ray 800mm. Sự cố này đã làm chậm chính tuyến 233 phút, tàu SE8 phải đỗ tại ga Núi Gôi chậm 147 phút. Lái máy tàu 534 phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Số sự cố chạy tàu hệ toa xe, cầu đường đang tăng cao. Điều này cũng đã được ông Nguyễn Đạt Tường – Tổng Giám đốc TCT ĐSVN thừa nhận trong một cuộc gần đây của ngành Đường sắt. Ông cũng cho biết, tình trạng nhiều đường sắt không chấp hành quy trình, quy phạm, đường ngang đóng chắn chậm, thậm chí trưởng tàu ngủ quên khi lên ban đang có chiều hướng gia tăng, gây de dọa đến an toàn chạy tàu rất cao.

<>Thiện Anh

Nguồn : Báo GTVT

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>