Sập cầu ở Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc: Lòng tin bị vùi sâu

Những nghiêm trọng liên tục xảy ra trong thời gian gần đây ở Trung Quốc khiến chính quyền nhiều địa phương gần như không kịp phản ứng, chỉ biết đổ lỗi cho khách quan. Trên một số trang mạng ở

 

38 8 1346026779 91 sap cau trung quoc Sập cầu ở Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc: Lòng tin bị vùi sâu
Một đoạn cây cầu 1,88 tỷ NDT đổ sập xuống trong tích tắc

<>
Lại thêm công trình “đậu phụ”

5h50 sáng 24-8, hơn 130m mặt cầu Dương Minh Than, cây cầu dài nhất miền Bắc Trung Quốc, bắc qua sông Tùng Hoa, Cáp Nhĩ Tân bất ngờ sập xuống, làm 4 chiếc xe tải đang lưu thông rơi tự do từ độ cao 30m xuống đất, khiến 3 người tử vong và 5 người khác bị thương. Sự cố xảy ra khi lượng xe lưu thông thưa thớt, nếu như vào giờ cao điểm, con số thương vong chắc chắn không dừng ở đó.

Ông Lý Cương, một người dân sống ở đường Hồng Hồ, Cáp Nhĩ Tân cho biết: “Chỉ nghe rầm một tiếng khủng khiếp, mặt cầu đã đổ nghiêng xuống”. Bụi tung mù mịt, khiến một lát sau ông Cương mới nhìn thấy vài chiếc xe rơi theo. Vương Ngọc, một người lao động tự do đang làm việc gần đó thấy có sự cố chạy đến nơi phát hiện trong xe vẫn còn người. Dù còn nguy hiểm, nhưng Vương Ngọc vẫn chui vào cabin đưa người bị nạn ra ngoài. Tuy nhiên, 3 người trong số các nạn nhân đã .

Cầu Dương Minh Than khởi công tháng 5-2010, với tổng vốn 1,88 tỷ NDT (gần 300 triệu USD). Cầu dài 15,42km, rộng 41,5m, có 8 làn xe, tốc độ tối đa 80km/h, có thể chịu được trọng tải 9.800 xe/h vào giờ cao điểm. Việc công trình vốn được khoa trương là sẽ đứng vững trăm năm này gặp sự cố nghiêm trọng khiến người dân Trung Quốc càng thêm lo ngại về thực trạng các công trình “đậu phụ” ở nước này.
<>
4 chiếc xe làm sập một cây cầu (?!)

Ngay trong ngày, chính quyền thành phố Cáp Nhĩ Tân đã tổ chức buổi họp báo nhằm thông tin chính thức về sự cố. Quá trình xảy ra tai nạn được ông Hoàng Ngọc Sinh – Chánh văn phòng UBND thành phố mô tả: thời điểm đó trên đoạn cầu cạn bắc qua đường Hồng Hồ có 4 chiếc xe tải chở đá và thức ăn gia súc chạy cùng lúc ở làn đường bên ngoài cùng, đã khiến các rầm thép trượt xuống, 4 chiếc xe lật xuống theo. Tiếp đó, ngày 25-8, trả lời phóng viên, ông Hoàng Ngọc Sinh khẳng định nguyên nhân vẫn đang được điều tra, song việc sập cầu có thể do quá tải.

Phó viện trưởng Học viện thuộc Đại học Công nghiệp Cáp Nhĩ Tân, ông Vương Tông Lâm khi được hỏi cũng cho rằng, có khả năng 4 chiếc xe đã gây nên tình trạng quá tải. Đoạn cầu bị sập được chịu tải trọng tối đa 50 tấn, trong khi 3 chiếc xe chở đá đều có trọng lượng khoảng 120 tấn, cộng thêm chiếc xe chở thức ăn gia súc có trọng lượng 30 tấn, tổng cộng gần 400 tấn, gấp 8 lần so với . Tuy nhiên, ngay sau đó dư luận đã phản ứng gay gắt về lý giải này. Theo tờ  “Thanh niên Trung Quốc”, khi thử nghiệm tải trọng của cây cầu, người ta đã cho tới 24 xe chở vật liệu đồng thời đi qua đây, nhưng không hề có sự cố nào xảy ra.

“Cầu mới đưa vào sử dụng được 1 năm đã bị đứt gãy, chắc chắn có vấn đề” – Hoàng Nghị, người phát ngôn Tổng cục Giám sát an toàn Trung Quốc khẳng định trong buổi họp báo diễn ra cùng ngày. Nguyên nhân gây sập cầu là do những lỗi thiết kế hay thi công vẫn đang được điều tra, song sự kiện đó cộng với những sự cố xảy ra liên tiếp trong thời gian qua tại Cáp Nhĩ Tân đã khiến dư luận cao độ. Từ ngày 9-8 đến 17-8, tại thành phố này đã xảy ra tổng cộng 7 sự cố liên quan đến công trình giao thông, khiến những cụm từ như “sụt lún”, “đổ sập” trở nên quen thuộc với thị dân. Tuy chính quyền luôn đổ lỗi cho “mưa lớn làm nền đất yếu”, song cách giải thích này không thể làm thỏa mãn dư luận.

<>Chưa có ai “nhận tội”

Cầu Dương Minh Than được khởi công xây dựng ngày 12-5-2010, theo thiết kế, việc thi công phải tiến hành trong 3 năm. Tuy nhiên, chỉ 18 tháng sau đó, công việc đã hoàn thành. Ngày 6-11-2011, chính quyền thành phố Cáp Nhĩ Tân tổ chức lễ thông xe. Bản tin được đài truyền hình Hắc Long Giang phát đi hôm đó mang tiêu đề “Cầu Dương Minh Than – kỳ tích trong lịch sử xây dựng cầu Hắc Long Giang”, trong đó có nhắc lại quá trình xây dựng cũng như chất lượng công trình, đồng thời nhấn mạnh đây là cây cầu vượt sông cỡ lớn được thi công nhanh nhất trong lịch sử xây cầu Trung Quốc. Ngay ngày hôm sau, trên tờ “Nhật báo Cáp Nhĩ Tân” đã đăng lời một chuyên gia về cầu đường, cho rằng “thời kỳ thi công của cây cầu vẫn chưa hoàn thành”, bày tỏ sự lo ngại vì thời gian thi công “thần tốc” của cây cầu. Khi đó vấn đề này cũng đã trở thành tiêu điểm trên nhiều trang mạng, người ta thậm chí còn yêu cầu đơn vị thi công và giám sát phải đứng ra cam kết nếu có sự cố xảy ra trong vòng 20 năm thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước luật.

Trên trang web của Cục 1 Bộ Đường sắt Trung Quốc cũng từng nhắc tới việc năm 2011, họ nhận được phải thi công xong trong tháng 10 để thông xe, ngay sau đó Ban Dự án đã “thúc” đẩy nhanh tiến độ. Cùng thời điểm đó, báo chí địa phương cũng đưa tin: để hoàn thành sớm, lần đầu tiên công trình được tiến hành vào cả mùa đông. Thông thường nếu dùng máy khoan cọc nhồi để làm được một lỗ cọc phải mất 9-15 ngày, tuy nhiên chỉ huy thi công đã thuê được loại máy mới, một lỗ chỉ mất hơn 30 tiếng đồng hồ đã hoàn thành, nhờ đó, đã rút tiến độ từ 5 tháng xuống còn 2 tháng rưỡi. Thậm chí, sau sự cố sập rầm ngang khiến 5 công nhân bị thương ngày 23-9-2011 trong quá trình thi công cầu Dương Minh Than, tiến độ cũng không hề bị chậm lại ngày nào, mà bên thi công còn làm việc tích cực hơn. Chính vì vậy, thời gian hoàn thành cầu chỉ vỏn vẹn hơn 18 tháng so với thiết kế dự tính là 3 năm.

Đáng nói hơn, sau khi sự cố xảy ra, người ta vẫn chưa biết “đổ” trách nhiệm chính lên “đầu” ai. Có 4 đơn vị trúng thầu làm cầu Dương Minh Than, gồm Cục 1 và Cục 13 Bộ Đường sắt Trung Quốc, Công ty Công trình đường thủy số 2 thuộc Bộ Giao thông Trung Quốc và công ty Cầu đường Long Kiện, Hắc Long Giang, tuy nhiên hiện vẫn chưa xác định được đơn vị nào đã thi công đoạn cầu bị sập.

<>Tham nhũng từ quốc lộ đến đường làng

Điều khiến người dân Trung Quốc cảm thấy mất lòng tin nhất là: sau mỗi thảm kịch, chính quyền đều tìm ra đủ mọi lý do biện hộ, trong khi nguyên nhân duy nhất dẫn đến mọi sự cố – tình trạng tham nhũng – thì không ai dám nói ra. Tham nhũng gần như đã “thấm sâu” vào tất cả các lĩnh vực đầu tư công, từ đường sắt cấp quốc gia đến đường cấp xã, đâu đâu cũng in lại dấu vết tham nhũng.

Những hậu quả do hành vi tham nhũng trong đầu tư công trình công cộng, sớm thì 1-2 năm, muộn hơn thì 8-10 năm sẽ bộc lộ, cuối cùng người dân lại phải trả giá bằng chính sinh mệnh của mình, trong khi rất ít tham quan gây ra hậu quả đó bị truy đến cùng. Đó chính là nguyên nhân khiến tình trạng tham nhũng ngày càng khủng khiếp.

<>(Trích bài viết “Nguyên nhân căn bản gây sập cầu là gì?” – Ccvic.com)
<>10 vụ sập cầu “khủng” trong 3 năm

Ngày 18-6-2012, xảy ra vụ sập cây cầu chuẩn bị hoàn thành ở đảo Nguyệt Nha, thành phố Phủ Thuận, Liêu Ninh. Kết quả điều tra cho thấy, đây là “sự cố do những sai sót nghiêm trọng trong thi công”.

Tháng 5-2012, mưa lũ khiến một chiếc tàu đâm vào chân cầu Phạm Cố bắc qua sông Bình, Hồ Nam gây sập làm 2 người chết, 4 người mất tích. Đây là cây cầu được xây dựng năm 1998.

Tháng 7-2011, một phần mặt cầu bắc qua sông Tiền Giang, Hàng Châu, Chiết Giang bất ngờ bị sụt khiến 1 chiếc xe trọng tải lớn rơi xuống sông. Cùng tháng đó còn xảy ra 2 sự cố khác: cầu Công Quán ở núi Vũ Di, Phúc Kiến bị sụt làm một chiếc xe buýt nhào xuống vực, 1 người chết, 22 người bị thương; cầu bắc qua sông Thông Du, Giang Tô bị sập khiến 2 xe tải “rơi tự do”.

Tháng 5-2011, mặt cầu Vinh Quang ở Trường Xuân, Cát Lâm bị sụt trên diện tích 70m2, làm 1 xe chở hàng rơi xuống sông, 2 người bị thương. Tháng 4 cùng năm, do móc treo tại nhịp số 2 bị gãy, kết cấu thép bị rơi xuống sông, cây cầu bắc qua sông Khổng Tước, Tân Cương bị sập một đoạn mặt cầu dài 10m, rộng 12m.

Tháng 7-2010, lũ lụt khiến cây cầu Thang Doanh Y ở Hà Nam bị sập hoàn toàn, làm 67 người chết, 22 người mất tích. Trước đó 1 tháng, cầu bắc qua sông Đạo Miên, Cát Lâm bất ngờ đổ sập, 2 xe rơi xuống sông làm 6 người bị thương.

Tháng 5-2010, cầu Hồng Ni, Bồi Lăng, Trùng Khánh sập một quãng khoảng 50m, nguyên nhân sau đó được quy cho “mưa lớn”.

Bảo Trâm (Tổng hợp)

Nguồn : ANTĐ

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>