Trạm thu phí “thập diện mai phục”, doanh nghiệp vận tải khốn đốn

Theo , khoảng cách giữa hai trạm thu phí phải tối thiểu 70km. Tuy nhiên tại TP Hồ Chí Minh, đa số các trạm thu phí chỉ cách nhau 30km đến 40km, thậm chí có trạm cách nhau chỉ vài kilômét và “phong tỏa” khắp cửa ngõ khiến các doanh nghiệp bức xúc…

 

tp1 1 Trạm thu phí thập diện mai phục, doanh nghiệp vận tải khốn đốn

Hàng loạt trạm thu phí “bủa vây” TP theo kiểu tận thu.

Thành phố hiện có 7 trạm thu phí gồm An Sương – An Lạc, Kinh Dương Vương, Nguyễn Văn Linh, Hà Nội, cầu Bình Triệu 1, cầu Bình Triệu 2 và cầu Phú Mỹ. Theo phân tích của ông Thái Văn Chung, Tổng thư ký Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP, Thông tư 90 Bộ Tài chính ngày 7-9-2004 quy định, đối với các đoạn đường bộ bắt đầu thu phí phải bảo đảm khoảng cách giữa hai trạm thu phí ở trên cùng một có độ dài tối thiểu là 70km. Tuy nhiên, thực tế đa số khoảng cách giữa các trạm cách nhau chỉ chừng 30km đến 40km, thậm chí có trạm cách nhau chỉ vài kilômét. Đơn cử, từ quận 7 xuống Thủ với quãng đường khoảng 15km đã có 3 trạm thu phí đóng chốt: Nguyễn Văn Linh, cầu Phú Mỹ và xa lộ Hà Nội.

Đặc biệt ở các cửa ngõ phía đông ra vào TP, tình trạng trạm thu phí của cả TP lẫn các tỉnh lân cận bủa vây kín mít. Theo liệt kê của ông Trần Việt Hùng, Trưởng phòng Vận tải Công ty TNHH Giao nhận vận tải và Công Thành, trên QL13 từ TP đi Bình Dương, trên cùng tuyến đường với cự ly khoảng 30km hiện có 2 trạm thu phí là trạm Vĩnh Phú (Bình Dương) và trạm Bình Triệu 2 (quận Thủ Đức). Ấy vậy nhưng, mới đây TP còn cho phép chủ đầu tư lập tiếp trạm thu phí thử nghiệm tại điểm nóng ùn tắc giao thông là cầu Bình Triệu trên cùng đoạn đường 30km nêu trên. Tiếng là thử nghiệm, nếu ùn tắc giao thông phải tháo gỡ nhưng các doanh nghiệp e ngại, trạm này tồn tại cao hơn. Đáng nói hơn, với sự bao bọc của hệ thống trạm thu phí như vậy, phương tiện dù đi một tuyến đường ngắn nhưng nếu qua địa phận nhiều tỉnh cũng phải mua vé nhiều lần, dẫn tới tình trạng phí chồng phí…

“Thực tế này đã và đang tạo ra một mạng lưới các trạm thu theo kiểu vây bắt, tận thu đối với các xe vận tải đường bộ!” – ông Lương Hoàng Trung, Giám đốc Công ty TNHH TM – DV – Cơ khí ô tô vận tải số 116 than thở. Theo phân tích của các doanh nghiệp vận tải, tất cả các chi phí, từ dầu, phí cầu đường, hao mòn, nhân lực lẫn các phí không tên khác đều được tính vào giá cước, giá vé. Thế nên gánh phí cuối cùng vẫn là người dân.

Có một điều bức xúc là nhiều con đường chưa hoàn thiện hoặc xuống cấp nghiêm trọng nhưng trạm thu phí vẫn cứ mọc lên nhằm tận thu. Đơn cử như đường nối cầu Phú Mỹ thuộc dự án đường vành đai phía đông (từ chân cầu Phú Mỹ đến cầu Rạch Chiếc, quận 2), dài khoảng 8,7km và được thi công năm 2008, đến nay mới chỉ hoàn thành được 3,2km và đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng Tổng Công ty CP Đầu tư xây dựng Phú Mỹ đã tiến hành thu phí từ ngày 1-4-2010.

Trước thực trạng này, Tiến sĩ Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP đã thẳng thắn phát biểu: “Nguyên tắc khi Nhà xây đường để dân đi thì người dân đều phải đóng . Tuy nhiên, nếu đường xuống cấp mà vẫn tiến hành thu phí thì cần phải xem xét lại…!”.

Nguồn : Hà Nội Mới

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>