Những chuyển biến tích cực trong họp phiên thường kỳ tháng 9/2012 của Chính phủ

Các thành viên Chính phủ nhận định, tình hình kinh tế- tháng 9 và 9 tháng năm 2012 tiếp tục có những chuyển biến tích cực, đúng hướng; mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đạt được những kết quả bước đầu; bảo đảm được an sinh và giữ được tăng trưởng ở mức hợp lý.

84 7 1348801158 73 dsc11348799521 340x250 Những chuyển biến tích cực trong họp phiên thường kỳ tháng 9/2012 của Chính phủ

Tăng trưởng GDP quý III/2012 đạt 5,35% là cố gắng lớn

Ngày 27/9, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 9 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Thảo luận tình hình kinh tế, xã hội, các thành viên Chính phủ đánh giá:Về thực hiện mục tiêu tăng trưởng, tốc độ tăng GDP quý III/2012 ước khoảng 5,35%, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, song mức tăng này là sự cố gắng lớn trong điều kiện phải tập trung mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm có xu hướng cải thiện sau từng quý, quý sau cao hơn quý trước (GDP quý I tăng 4%, quý II tăng 4,66%, quý III ước tăng 5,35%). Tính chung GDP 9 tháng đầu năm ước đạt 4,73%.

Chính sách tiền tệ, tín dụng được điều hành một cách chặt chẽ, linh hoạt, kết hợp hài hoà với chính sách tài khoá, góp phần kiềm chế lạm  phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Lãi suất cho vay đã giảm nhanh với tổng mức giảm từ 5-8%/năm, phù hợp với diễn biến lạm phát, kinh tế vĩ mô và tiền tệ. Cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên; giảm dần tỷ trọng dư nợ đối với các lĩnh vực không khuyến khích.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước; tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước. Xuất siêu 9 tháng đầu năm bằng 0,04% tổng kim ngạch xuất khẩu. Như vậy, xuất khẩu tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng trong khi nhập khẩu giảm mạnh và có xuất siêu 9 tháng đầu năm.

Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, nhu cầu nhập khẩu của nhiều thị trường giảm. Việc giảm mạnh tốc độ tăng nhập khẩu và có xuất siêu cũng góp phần cân đối ngoại tệ, ổn định tỷ giá và tăng dự trữ ngoại tệ của Nhà nước.

Nhờ thực hiện mạnh mẽ các biện tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất , sản xuất công nghiệp đã có chuyển biến biến tích cực qua từng tháng, tồn kho có xu hướng giảm dần. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 9 tháng đầu năm 2012 tăng khoảng 4,8% so với cùng kỳ năm 2011. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tiếp tục phát triển khá ổn định. Giá trị sản xuất toàn ngành 9 tháng ước tăng 3,7%.

Bên cạnh đó, các cấp, các ngành đã tiếp tục triển khai tích cực và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Riêng về lao động, việc làm, trong 9 tháng đầu năm 2012, cả nước tạo việc làm cho khoảng 1.130 nghìn lao động, đạt trên 70,6% chỉ tiêu năm, trong đó xuất khẩu lao động khoảng 60 nghìn người, đạt 66,7% năm.

Tuy nhiên các thành viên Chính phủ cũng cho rằng, tình hình kinh tế vĩ mô vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, trong đó nổi lên là, kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc, chỉ số giá tiêu dùng đang có xu hướng tăng trở lại, tăng trưởng kinh tế chậm hơn kỳ vọng; tình trạng nợ xấu ngân hàng chậm được giải quyết; thị trường tài chính, tiền tệ còn phức tạp; sản xuất kinh doanh phục hồi chậm…

 Những chuyển biến tích cực trong họp phiên thường kỳ tháng 9/2012 của Chính phủ

Toàn cảnh phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2012. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

<>Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Phân tích, dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước, ý kiến của nhiều thành viên Chính phủ cho rằng, tình hình kinh tế thế giới vẫn diễn biến phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. Ở trong nước, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng những tháng cuối năm có thể sẽ cao hơn so với những đầu năm do những tác động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước.

Từ nhận định nên trên, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh và một số thành viên Chính phủ khác nêu quan điểm cần tiếp tục chủ động điều hành kiềm chế lạm phát, ưu tiên trong thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.

Tập trung mạnh vào xử lý dứt điểm nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại. Hết sức lưu ý theo dõi sát diễn biến thị trường tài chính, tiền tệ để có các biện pháp kịp thời, phù hợp, đảm bảo tính thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn cho toàn hệ thống ngân hàng.

Đề cập tới vấn đề về giá, phí dịch vụ , nhiều thành viên Chính phủ đề xuất: đối với các địa phương chưa công bố giá, phí dịch vụ mới, đề nghị cân nhắc việc lùi thời hạn áp dụng, tính toán kỹ lộ trình, thời điểm tăng giá, nhằm vừa giảm bớt gánh nặng cho người dân, vừa góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát.

Nêu rõ sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh cần nâng cao chất lượng xúc tiến thương mại và ; tìm kiếm và mở rộng thị trường, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, nhất là các mặt hàng sản xuất từ nguyên liệu trong nước; thực hiện hiệu quả các biện pháp nhằm duy trì tăng trưởng cao các mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khích sản xuất đối với các lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Đồng thời, quan tâm tới nông nghiệp, nông thôn, xem xét các phương thức hỗ trợ thu mua nông, thuỷ sản nhằm đảm bảo lợi ích của người sản xuất.

Liên quan đến vấn đề về giá cả, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nêu rõ, việc điều chỉnh giá một số hàng hoá, dịch vụ theo cơ chế thị trường là cần thiết, song trước khi điều chỉnh cần cân nhắc kỹ lưỡng về thời điểm, lường trước những tác động về kinh tế, xã hội sau khi điều chỉnh.

Ngoài ra, một số thành viên Chính phủ đề xuất cần hết sức lưu ý tới tăng cường công tác quản lý thị trường, xử lý nghiêm và kịp thời các hành vi đầu cơ, găm hàng gây sốt giá ảo; kiểm soát chất lượng hàng nhập khẩu gắn với chống gian lận hàng hoá, hàng giả, hàng kém chất lượng trong những tháng cuối năm, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

 Những chuyển biến tích cực trong họp phiên thường kỳ tháng 9/2012 của Chính phủ

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh không để lạm phát ở mức 2 con số.

<>Không để lạm phát ở mức 2 con số

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng  nhấn mạnh, bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế-xã hội còn những tồn tại, hạn chế, trong đó phải kể đến là, tuy có tăng trưởng song còn chậm, kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc, hàng tồn kho còn lớn. Do vậy, nhiệm vụ còn lại trong những tháng cuối năm là hết sức nặng nề, do tăng tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại và tiếp tục có diễn biến phức tạp, khó lường, thêm vào đó là những khó khăn nội tại của nền kinh tế.

Từ phân tích, nhận định như trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các Bộ, ngành cần tăng cường công tác dự báo để đề xuất những chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế.

Cùng với đó, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả những những nhiệm vụ đã đề ra từ đầu năm; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề cho năm 2012. Trong đó trước  hết là tập trung kiểm soát chặt chẽ giá cả, thực hiện bằng được mục tiêu không để lạm phát ở mức 2 con số; kiểm soát lạm phát không chỉ cho năm nay mà còn cho những năm tiếp theo.

Trong kiểm soát lạm phát, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng; kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán; giữ vững sự ổn định tỷ giá; kiểm soát chặt chẽ lãi suất, không để đẩy lãi suất lên cao hơn nữa.

Thủ tướng nhấn mạnh, bằng các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, phải thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát, giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mô, việc thực hiện mục tiêu này không chỉ cho năm 2012 mà còn cho những năm tiếp theo, vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Về tài khoá, trong hoàn cảnh khó khăn song phải cố gắng cân đối thu chi, giữ bội chi 4,8%. Trong thu chi, chỉ ứng trước ngân sách nhà nước của năm 2013 là 30 nghìn tỷ đồng như đã thông qua.

Đảm bảo cân đối về cung cầu hàng hoá, không để thiếu hàng, sốt giá. Việc cân đối, đảm bảo hàng hoá cho những tháng cuối năm nhất là về lương thực, thực phẩm phải được tính toán ngay từ bây giờ. Cân đối hàng hoá phải đi liền với bình ổn giá, kiểm soát, quản lý giá cả.

Tiếp tục thực hiện chủ trương điều hành giá cả hàng hoá theo giá thị trường nhưng phải làm có lộ trình, không làm dồn dập và tính toán kỹ tới những tác động kinh tế, xã hội sau khi điều chỉnh giá.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng trên 5% trong năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu cần tiếp tục quan tâm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế như gạo, thuỷ sản, hàng dệt may, da giầy; quan tâm phát triển các dịch vụ lợi thế như du lịch, tài chính, ngân hàng, viễn thông, hàng không; tập trung giải quyết hàng tồn kho, nhất là vật liệu ; tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Đẩy mạnh và tái cơ cấu kinh tế, trong đó có tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu ngân hàng. Trong tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trước hết tập trung tái cơ cấu các tập đoàn, các tổng công ty, sắp xếp lại quy mô cho phù hợp với thị trường, năng lực tài chính; tập trung vào ngành nghề chính. Trong tái cơ cấu ngân hàng, trước hết phải tập trung quyết liệt vào việc giải quyết nợ xấu gắn với xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém.

Đề cập tới vấn đề về an sinh xã hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặc biệt lưu ý các Bộ, ngành, địa phương đảm bảo thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm cho người lao động, giảm nghèo, đảm bảo nguồn tài chính cho sinh viên nghèo vay đi học.

Tại phiên họp này, Chính phủ cũng nghe báo cáo, thảo luận về báo cáo giải pháp thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 37/NQ-CP; dự án Luật Đầu tư công; dự án Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Quy định Banh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>