Dồn điền đổi thửa: Lý do nào lại chậm tiến độ?

Qua kết quả của một số địa phương đi đầu trong thực hiện dồn điền đổi thửa (DĐĐT) để xây dựng nông thôn mới (NTM) như xã Tân Hưng, Minh Trí và Mai Đình (huyện Sóc Sơn), xã Liên Mạc (huyện Mê Linh), xã Hợp Thanh (huyện Mỹ ), xã Đại Thắng (huyện Phú Xuyên)… đã khẳng định công tác DĐĐT hết sức và cần thiết thúc đẩy thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM.

14 7 1348795754 01 dondiendt Dồn điền đổi thửa: Lý do nào lại chậm tiến độ?
Công tác dồn điền đổi thửa mới chỉ được thực hiện ở một số huyện. Ảnh: Linh Ngọc
Vừa qua, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM TP Hà Nội đã tổ chức cho toàn bộ đội ngũ cán bộ, từ huyện, thị xã, xã đến các thôn, bản, đi tham quan trao đổi tại các địa phương đã làm tốt công tác DĐĐT trên địa bàn. Đến nay, nhận thức về ích lợi của công tác DĐĐT để xây dựng NTM của cả chính trị, đặc biệt là người dân nông thôn Hà Nội, đã được nâng lên rõ rệt. UBND TP đã có số 68/KH-UBND ngày 9-5-2012 và Sở NN&PTNT có văn bản số 29/HD-SNN về “Quy trình thực hiện công tác dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội” và ngày 6-7-2012, UBND TP ban hành Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn TP Hà Nội giai đoạn 2012-2016.

Các huyện, thị xã đã xây dựng kế hoạch và ban hành nghị quyết về công tác DĐĐT, đồng thời giao chỉ tiêu kế hoạch cụ thể để các xã phấn đấu thực hiện. Các xã được giao chỉ tiêu thực hiện DĐĐT trong năm 2012 đã bám sát hướng dẫn của Sở NN&PTNT, tiến hành xây dựng phương án DĐĐT đã được phê duyệt, đồng thời tiến hành rà soát nhân khẩu, hộ khẩu, diện tích đất nông nghiệp giao theo Nghị định số 64/CP, một số xã đã và đang tiến hành đo đạc, quy hoạch giao thông, thủy lợi nội đồng.

Đến nay, đã có 99/228 (43,4%) xã có phương án DĐĐT, trong đó có 35/228 xã đã được phê duyệt, số còn lại đang tiến hành xây dựng phương án và xin ý kiến nhân dân. Một số huyện có nhiều xã đã được phê duyệt phương án như Chương Mỹ 32/32 (100%), Sóc Sơn 23/23 (100%), Ba Vì 6/6 (100%), Phú Xuyên 10/16 (62,5%); đặc biệt 100% số xã của huyện Sóc Sơn đã có phương án DĐĐT được phê duyệt. Để thể hiện sự quyết tâm, các huyện đều đã đăng ký kế hoạch DĐĐT năm 2012 vượt kế hoạch của UBND TP giao như Chương Mỹ từ 4.000ha lên 10.211ha; Mê Linh từ 1.500ha lên 2.859ha; Thường Tín từ 1.000ha lên 1.706ha; Phúc Thọ từ 500ha lên 746ha; Phú Xuyên từ 2.000ha lên 3.560ha; Ứng Hòa từ 1.500ha lên 2.200ha; Đông Anh từ 100ha lên 339ha góp phần đưa tổng diện tích kế hoạch DĐĐT của Hà Nội năm 2012 lên 30.795,27ha, tăng 11.350,37ha so với kế hoạch thành phố giao ban đầu.

Tuy nhiên, kết quả tổ chức DĐĐT còn chậm so với kế hoạch đề ra. Công tác chuẩn bị giao đất cụ thể cho các hộ như lập phương án, tổ chức tuyên truyền, , lên bản đồ, cấp giấy tờ… ở nhiều địa phương lúng túng, chậm triển khai. Nhiều huyện chưa phê duyệt được phương án DĐĐT của xã nào, như Sơn Tây, Thanh Oai, Mỹ Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì… Một số huyện công tác chỉ đạo chưa tập trung, thiếu quyết liệt, sau 5 tháng kể từ khi UBND TP ban hành Kế hoạch số 68 và Sở NN&PTNT có hướng dẫn về quy trình thực hiện công tác DĐĐT nhưng vẫn dừng ở “đã giao chỉ tiêu kế hoạch cho các xã”. Nguyên nhân chính khiến tiến độ thực hiện chậm là do công tác DĐĐT đụng chạm tới quyền lợi của hầu hết các hộ dân và khối lượng công việc rất lớn, nên nhìn chung cán bộ địa phương đều ngại khó, không muốn làm.

Để thực hiện được tiêu chí quy hoạch NTM trong ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ, phân tán nhiều ô thửa/hộ như hầu hết các xã của Hà Nội, thì việc DĐĐT là bước đi tất yếu đầu tiên. Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều chuyển biến trong nhận thức, trong chỉ đạo tổ chức thực hiện, nhưng những tồn tại hiện nay sẽ là khó khăn cơ bản cản trở tiến độ của chương trình xây dựng NTM. Do vậy, công tác DĐĐT ở Hà Nội đang cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp ủy, chính quyền địa phương xã, huyện.

Nguồn : Hà Nội Mới

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>