Mục tiêu xúc tiến thương mại: Tập trung mảng tiêu thụ hàng hóa

Chỉ thị 13/CT-BCT của Bộ Công Thương giao Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) phối hợp với các bộ, ngành, hiệp hội… đề xuất những giải pháp để các địa phương, ngành hàng thực hiện hiệu quả các chương trình XTTM. Cục trưởng Cục XTTM Đỗ Thắng Hải đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về vấn đề này.

84 7 1348801164 45 DSC 012523333331348728366 340x250 Mục tiêu xúc tiến thương mại: Tập trung mảng tiêu thụ hàng hóa

Các chương trình đặc thù về XTTM mới đây có gì đặc biệt, thưa ông?

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc, Cục XTTM đã khẩn trương phối hợp cùng các bộ, ngành, hiệp hội, một số tổng công ty lớn xây dựng chương trình XTTM quốc gia. Ngày 24/8/2012, Thủ tướng Chính phủ ký bổ sung thêm nguồn kinh phí 50 tỷ đồng cho chương trình. Chỉ 6 ngày sau đó (ngày 30/8/2012), Cục XTTM đã trình Bộ trưởng Bộ Công Thương thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt kinh phí chương trình XTTMQG đợt II.

Như vậy trong hai đợt từ đầu năm đến nay, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã phê duyệt trên 80 tỷ đồng cho các chương trình XTTMQG. Dự kiến đầu tháng 10/2012 sẽ phê duyệt tiếp đợt III để giải ngân hết nguồn kinh phí 100 tỷ đồng.

<>Ngành hàng, nào được áp dụng cơ chế XTTM đặc thù?

Năm nay, việc cấp nguồn kinh phí rất muộn, chính vì thế rất nhiều ngành hàng và doanh nghiệp lúng túng trong việc giải ngân.

Cục XTTM đã ba lần gửi góp ý cho dự thảo sửa đổi Thông tư 88 của Bộ Tài chính để hướng dẫn thực hiện cơ chế tài chính cho chương trình XTTMQG. Đây là cơ chế mà Bộ Tài chính đã ban hành năm 2011, vẫn còn nhiều điểm bất cập và chưa sát với tình hình thực tế. Cục XTTM cũng đề xuất một số cơ chế giúp thêm cho các doanh nghiệp. Ví dụ, thay vì cơ chế đấu thầu, có thể tiến hành chỉ định thầu…

<>Cục XTTM đã có những biện pháp mạnh nào để giúp doanh nghiệp tình trạng hàng tồn kho?

Chương trình XTTMQG gồm 3 nội dung: Xuất khẩu; phát triển trong ; phát triển miền núi, biên giới và hải .

Với thị trường ngoài nước, hiện chúng ta đang tập trung vào những thị trường có thể tiêu thụ được hàng hóa nhanh, ví dụ như: Campuchia, Lào, Myanmar. Myanmar là thị trường mới nổi, lượng hàng lớn của Việt Nam được tiêu thụ rất nhanh tại đây thời gian qua. Với Campuchia, từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã tổ chức được 3 hội chợ lớn và từ nay đến cuối năm còn có thể làm 2- 3 hội chợ nữa. Tương tự, tại Lào, chúng ta cũng đã tổ chức nhiều hội chợ cũng như nhiều XTTM.

Với thị trường trong nước, Bộ Công Thương hỗ trợ tích cực các hoạt động đưa hàng Việt về nông thôn, để giải phóng hàng cho các doanh nghiệp, đồng thời cho người tiêu dùng ở các vùng sâu, vùng xa tiếp cận được với nguồn hàng Việt tốt, giá cả hợp lý.

Đối với thị trường miền núi biên giới, hải đảo, Bộ Công Thương đã phê duyệt chương trình 11 hội chợ biên giới. Mặc dù quy mô của hội chợ biên giới không lớn nhưng mang lại lợi ích lớn chính trị, lớn. Đây là chương trình mà Cục XTTM tiếp tục hưởng ứng và bám sát cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

<>Xin cảm ơn ông!

Từ đầu năm đến nay, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã phê duyệt trên 80 tỷ đồng cho các chương trình XTTMQG. Dự kiến đầu tháng 10/2012 sẽ phê duyệt tiếp đợt III để giải ngân hết nguồn kinh phí XTTM được câp.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>