Công nghệ vũ trụ – Bước phát triển chiến lược của Việt Nam

Công nghệ (CNVT) ở Việt Nam còn là khái niệm khá mới mẻ nhưng thực tế những ứng dụng của nó đã góp phần tích cực vào sự phát triển của ngành viễn thông, khí tượng thủy văn… Dự án xây dựng Trung tâm Việt Nam (TTVT) được khởi công mới đây hứa hẹn sẽ là cột mốc đánh dấu sự phát triển mới cũng như những đóng góp của CNVT với nền kinh tế, xã hội nước nhà.
Năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược nghiên và ứng dụng CNVT đến năm 2020″. Theo đó, Việt Nam sẽ làm chủ công nghệ chế tạo các trạm mặt đất; làm chủ công nghệ vệ tinh nhỏ, tự và chế tạo vệ tinh nhỏ quan sát Trái đất… Đặc biệt, các ứng dụng của CNVT sẽ được ứng dụng rộng rãi và thường xuyên cho nhu cầu của các ngành sản xuất, dịch vụ, giáo dục, … Việc khởi công dự án TTVT tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc là bước tiến đầu tiên nhằm cụ thể hóa chiến lược đó.
spacetechnology Công nghệ vũ trụ   Bước phát triển chiến lược của Việt Nam

Mô hình Trung tâm vũ trụ Việt Nam. Ảnh: VNSC

PGS-TS Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm vệ tinh quốc gia cho biết: TTVT được xây dựng trên diện tích gần 9ha với giá trị 54 tỷ yên (tương đương gần 700 triệu USD) là nguồn vốn ODA ưu đãi của Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước. Đây là dự án trọng điểm quốc gia được đồng bộ và là dự án được lớn nhất trong lĩnh vực khoa học, công nghệ của nước ta trong 35 năm qua. Khi đi vào năm 2020, Việt Nam sẽ có TTVT hiện đại hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Ông Yasuaki Tanizaki, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam khẳng định, TTVT là dự án hoàn toàn khác biệt so với những dự án ODA mà Nhật Bản đã thực hiện tại Việt Nam. Trước đây, chủ yếu Nhật Bản cung cấp ODA cho các dự án hạ tầng như sân bay, đường, cầu, cảng, nhưng lần này là một dự án đặc biệt về công nghệ cao.

Dự án được đầu tư đồng bộ thành ba phần: Hạ tầng và trang thiết bị; tiếp nhận và chuyển giao công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực. Với phần hạ tầng và trang thiết bị, dự án sẽ đầu tư xây dựng trung tâm lắp ráp, tích hợp và thử nghiệm vệ tinh nhỏ; trạm thu nhận tín hiệu vệ tinh; trung tâm nghiên cứu và triển khai; trung tâm giáo dục và đào tạo; khu điều hành, bảo tàng vũ trụ, đài thiên văn. Phần tiếp nhận chuyển giao công nghệ sẽ tiếp nhận và tự chế tạo 2 vệ tinh nhỏ quan sát Trái đất với công nghệ ra đa hiện đại có độ phân giải cao, ứng dụng dữ liệu ảnh vệ tinh. Tiếp đó, khoảng 350 nhà khoa học, chuyên gia và nhà quản lý có trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ sẽ được đào tạo tại hợp phần thứ ba của dự án.

TTVT có những nhiệm vụ quan trọng là làm chủ công nghệ và tự chế tạo vệ tinh nhỏ quan sát Trái đất, có khả năng quan sát toàn lãnh thổ Việt Nam trong mọi điều kiện thời tiết bằng công nghệ ra đa hiện đại; xây dựng, xử lý các dữ liệu vệ tinh phục vụ giám sát và cảnh báo sớm thiên tai, các thảm họa môi trường. Đơn vị này cũng có nhiệm vụ dự báo sớm sản lượng nông nghiệp, nguồn lợi hải sản, cập nhật bản đồ điện tử cho quản lý và quy hoạch đất đai; nghiên cứu và phòng chống biến đổi khí hậu toàn cầu. “Theo tính toán của các nhà khoa học, khi đi vào hoạt động, TTVT sẽ góp phần giảm 10% thảm họa thiên tai do dự báo được trước” – PGS-TS Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh.

Ông Toshio Nagase (Phó trưởng đại diện Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản – JICA) cho biết, TTVT là dự án lớn khởi đầu cho bước tiến mới trong lịch sử ngành CNVT Việt Nam và khởi đầu cho hợp tác Việt – Nhật trong lĩnh vực CNVT. Việt Nam sẽ có tên trên bản đồ thế giới về chinh phục, khai thác khoảng không vũ trụ.

Cùng với việc đầu tư xây dựng TTVT, thời gian gần đây, Chính phủ cũng đã đầu tư đáng kể cho đào tạo nhân lực, phát triển hạ tầng kỹ thuật ứng dụng CNVT. Ủy ban vũ trụ đã được lập ra. Ban chủ nhiệm chương trình Khoa học CNVT cũng đã xây dựng khung chương trình nghiên cứu đến năm 2015, trong đó tập trung nghiên cứu ứng dụng các loại dữ liệu vệ tinh để mô hình hóa, dự báo và cảnh báo thiên tai, quản lý tài nguyên, môi trường; chú trọng về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nguy cơ nước biển dâng ở nước ta. Hàng chục nhà khoa học cũng đang được gửi đi đào tạo tại Nhật Bản, Đức, Pháp, Bỉ và Canada để có thể làm chủ những CNVT hiện đại.

Nếu không có gì , trong năm 2012, vệ tinh VNREDSat-1 (vệ tinh quan sát Trái đất đầu tiên của Việt Nam) cũng sẽ được đưa lên quỹ đạo nhằm phục vụ giám sát môi trường, thiên tai; quản lý đất đai, rừng và giao thông đô thị; bảo đảm giữ gìn , quốc phòng và chủ quyền lãnh thổ. Đây cũng sẽ là mốc son mới của ngành CNVT Việt Nam, đưa CNVT phục vụ thiết thực và hiệu quả sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển kinh tế, xã hội bền vững của đất nước.

Nguồn : Hà Nội Mới

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>