Nhà thi đấu đa năng, Sân vận động, … “thi xong để đấy”?!

Tình trạng các sân vận động, nhà lặng lẽ tồn tại đang gióng lên một hồi chuông báo động về sự lãng phí tiền của nhà đối với các công trình thể thao…

Một thực trạng hết sức nghịch lý hiện nay là trong khi ngành thể thao còn thiếu kinh phí đầu tư cho các đội tuyển thì hàng đống tiền của Nhà nước đầu tư vào các công trình xây dựng sân vận động, nhà thi đấu để phục vụ một vài đại hội tầm cỡ , sau đó bỏ không. Thậm chí để cố tồn tại, những công trình này vẫn phải chi phí thường xuyên cho một bộ máy nhân sự cồng kềnh. Tuy nhiên, nhiều công trình đang rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.

67 44 1348710314 36 nguoiduatin quanngua Nhà thi đấu đa năng, Sân vận động, ... “thi xong để đấy”?!

Nhà thi đấu hay nhà… đa năng?

<>Nhà thi đấu hay nhà… đa năng?

Cung thể thao Quần Ngựa (phố Văn Cao, quận Ba Đình, Hà Nội) được xây dựng để phục vụ SEA Games 22 nhưng đến nay, người ta chỉ biết đến Cung thể thao này với các chương trình nghệ thuật giải trí. Còn sân vận động Quốc gia Mỹ Đình (thuộc Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình, quận Cầu Giấy, Hà Nội) – một công trình có giá trị hơn 50 triệu USD cũng rơi vào tình trạng đìu hiu. Còn nhớ cách đây gần 10 năm (tháng 9/2003), sân vận động được đánh giá là hoành tráng và hiện đại nhất Đông Nam Á được đưa vào sử dụng để phục vụ SEA Games 22. Được đầu tư xây dựng với 53 triệu USD, sân Mỹ Đình tổ chức môn bóng đá nam, lễ khai mạc, bế mạc đại hội. Thế nhưng, từ năm 2003 đến nay, trung bình mỗi năm sân Mỹ Đình tổ chức khoảng 10 trận đấu quốc tế của đội tuyển Việt Nam, tuyển U-23 Việt Nam.

Theo tìm hiểu của PV, mỗi trận đấu đơn vị quản lý sân chỉ thu được khoảng 80 triệu đồng, nếu tính dao động trên dưới 10 trận đấu/năm, thì bình quân, số tiền thu về chỉ ngót ngét 1 tỷ đồng. Trong khi hàng năm đơn vị này phải chi ra một con số khổng lồ đến 10 tỷ đồng để duy tu bảo dưỡng sân, và nếu chẳng may mặt sân có hư hỏng thì số tiền bỏ ra ước chừng cũng phải gấp đôi. Để khai thác hết công năng, đơn vị quản lý đã cho các đội bóng “phủi” thuê sân tập xung quanh với giá từ 2 – 4 triệu đồng/trận và “khuyến mại” thêm một trận/năm thi đấu trong sân chính.

Nằm trong Khu liên hợp thể thao Quốc gia Mỹ Đình, Cung thể thao dưới nước cũng phải “ngốn” ít nhất 3 tỷ đồng/năm, tiền tu bổ, bảo dưỡng. Oái oăm ở chỗ, Cung này mỗi năm chỉ tổ chức một giải đấu duy nhất là Giải bơi, lặn và nhảy cầu vô địch quốc gia vào tháng 9, thời gian còn lại đóng cửa bỏ không. Dù nơi đây có hồ bơi 100m, sâu 3m nhưng không có đội tuyển nào tập luyện ở đây. Sáng tạo, mới đây Khu liên hợp mở cửa liên kết với các trường học dạy bơi cho trẻ em vào mùa hè và mở cửa cho người dân vào bơi nhưng chỉ được vài tháng hè, đến mùa đông lại đóng cửa vì không có bể nước nóng.

Được biết, mỗi năm Nhà nước cấp cho Khu liên hợp thể thao Quốc gia Mỹ Đình khoảng 20 tỷ đồng để , đó là chưa kể các dự án cần thay đổi, sửa làm mới. Nhưng từ năm 2012, sau khi được tự chủ về tài chính, với việc đa ngành nghề hứa hẹn sẽ đem lại cho Khu liên hợp thể thao Quốc gia Mỹ Đình một bộ mặt mới khác với tên và của nó (?!)

Theo báo cáo của Trung tâm Thông tin TDTT (Tổng cục Thể thao Bộ VH-TT&DL) về đầu tư công và chính sách đầu tư công trong lĩnh vực TDTT: Trong những năm gần đây, đầu tư phát triển cho ngành TDTT không ngừng tăng, đơn cử từ 0,7 nghìn tỷ đồng từ năm 2006 đã được nâng lên 1,2 nghìn tỷ đồng năm 2010 và cao hơn cho các năm sau. Trong đó, số sân vận động có mái che trên cả nước tăng từ 197 lên 253 sân vận động, nhà thi đấu là từ 219 lên 379 nhà,… Tuy nhiên, việc khai thác sử dụng các công trình thể thao sau đầu tư chưa thực sự mang lại hiệu quả cao, thậm chí gây lãng phí (tình trạng nợ đọng vốn, khai thác và sử dụng không liên tục, dẫn tới công trình bị xuống cấp…).

Điển hình cho đánh giá trên là Nhà thi đấu Gia Lâm (Hà Nội) một trong những công trình được xây dựng để phục vụ SEA Games 2003 thi đấu môn karatedo. Số vốn dự toán để xây nhà thi đấu này là 27 tỷ đồng, tuy nhiên quyết toán cuối cùng là 47 tỷ đồng. Năm 2009 khi AIG diễn ra, nhà thi đấu Gia Lâm được bố trí là nơi tổ chức thi đấu môn kurash. Để tổ chức được, Nhà nước tiếp tục phải rót vào đây 15 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp. Hiện tại khu nhà ở VĐV được ban quản lý nhà thi đấu cho thuê làm nhà… giữ trẻ và mỗi năm nhà thi đấu Gia Lâm chỉ tổ chức một giải quốc gia.

Nhà thi đấu Hoàng Mai (Hà Nội) (trước là sân vận động Hai Bà Trưng) được xây dựng phục vụ môn cầu mây tại SEA Games 22. Trải qua một lần nâng cấp lớn vào năm 2009, đến nay nhà thi đấu Hoàng Mai mỗi năm tổ chức một giải quốc gia, còn lại phục vụ các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao của quận và tận dụng làm… bãi trông giữ xe.

Nhà thi đấu Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) được xếp vào loại khá khang trang, sạch sẽ dù được xây dựng từ năm 2003 để thi đấu môn cầu mây tại SEA Games với kinh phí xây dựng 50 tỷ đồng. Nhưng thực tế, mỗi năm nhà thi đấu Vĩnh Yên tổ chức trung bình vài giải quốc gia và quốc tế, chủ yếu là võ và bóng chuyền. Đặc biệt hơn, tỉnh Vĩnh Phúc chưa có nhà hát nên thời gian qua nơi đây “kiêm” luôn địa điểm tổ chức các sự kiện âm , văn hóa của tỉnh.

67 44 1348710314 47 nguoiduatin OngDangHungVo 2 Nhà thi đấu đa năng, Sân vận động, ... “thi xong để đấy”?!

 Ông Đặng Hùng Võ

<>Nên chuyển nhà thi đấu thành , trường học

Trao đổi với PV Người đưa tin, GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ TN&MT cho rằng: “Các công trình xây dựng phục vụ một dịp nào đó, song để làm gì thì quy hoạch phải chỉ ra. Lâu nay câu chuyện quy hoạch ở Việt Nam vẫn là kém nhất, kể cả tính bất khả thi, rồi những chuyện quy hoạch trên mây, quy hoạch treo,… và mục đích sử dụng của công trình vẫn không được xác định rõ. Hiện nay chúng ta đang thiếu hạ tầng xã hội, nếu các nhà thi đấu cải tạo thành bệnh viện thì tốt quá. Nhưng do quy hoạch nên chúng ta cứ bị lấn cấn chuyện này và làm cho nó sử dụng không hiệu quả kể cả đất đai lẫn kinh phí của nhà nước”. 

Mới đây nhất, để phục vụ đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VI, nơi đăng cai là Đà Nẵng đã chi đến 1000 tỷ đồng để xây dựng Cung thể thao Tiên Sơn là một tổ hợp có tầm cỡ Đông Nam Á và đủ sức tổ chức nhiều cuộc đấu có quy mô lớn. Nhiều chuyên gia đưa ra nhận định, nếu Việt Nam được đăng cai tổ chức Asian Games 2019, sẽ có rất nhiều công trình nữa được xây dựng mới hoặc nâng cấp ở Hà Nội (thành phố đăng cai) và các vệ tỉnh lân cận, như đã thấy khi chúng ta là chủ nhân SEA Games 22.

Cần biết rằng, các cơ sở thi đấu thể thao không phải là thứ dùng một lần, chơi xong một kỳ đại hội là bỏ. Những cơ sở thi đấu trên thế giới thường có tuổi thọ khá cao. Các công trình đó sẽ tiếp tục phục vụ trong những năm tiếp theo và nếu có công trình nào được phong là thế kỷ thì sẽ tồn tại tới hàng mấy chục năm, thậm chí hơn thế nữa. Còn ở ta, những SVĐ và Nhà thi đấu ấy phục vụ, khai thác thế nào cho hiệu quả lại là thứ rất khó kiểm chứng.  

<> Câu chuyện “con gà tức nhau tiếng gáy”

Trao đổi với PV Người đưa tin, một ngành thể thao (xin được giấu tên) phân tích: Vấn đề không chỉ như thế nếu nhớ lại những gì đã diễn ra trước và sau khi tổ chức đăng cai kỳ SEA Games 22. Trước đó, có thể nói hầu như tỉnh thành nào trong cả nước cũng có những nhà thi đấu và các sân vận động riêng. Hệ thống thiết chế thể thao ở ta nhiều khi được hình thành theo kiểu “con gà tức nhau tiếng gáy”. Thế nên đã xuất hiện dấu hiệu lãng phí tiền bạc tại không ít địa phương.     

<>T.Q

Nguồn : Người đưa tin

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>