Miền Trung “tận hưởng” những cơn mưa lớn: Giao thông vẫn rất ok

Hậu quả mưa lũ trên các tuyến đường bộ tại khu vực Ninh Bình, Thanh Hóa và các tỉnh miền Trung đang được tích cực khắc phục.

Mưa lớn và lũ trên các sông thuộc địa bàn Thanh Hóa và các tỉnh miền Trung trong những ngày qua đã gây thiệt hại khá lớn đến công trình . Nhiều đoạn tuyến QL thuộc quản lý của Khu QLĐB II, IV, Sở GTVT Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình và đường địa phương bị sạt lở, ách tắc cục bộ.

85 7 1347531094 13 images140973 0 Miền Trung tận hưởng những cơn mưa lớn: Giao thông vẫn rất ok
Khắc phục hậu quả sau mưa lớn. Ảnh: CATPHCM

Cụ thể, QL1 đoạn qua Ninh Bình, tại Km281+100 – Km285 nước ngập sâu 1 mét làm tắc giao thông từ 15h30 ngày 6/9 đến 2h ngày 7/9/2012. QL7 ở Nghệ An, nước ngập tại 3 vị trí: Km17+700 – Km14+900, Km15+500 – Km15+800 và Km16+700 – Km18+100 từ 0,8 đến 1 mét, làm tắc giao thông từ 16h đến 21h ngày 6/9/2012. QL8 ở Hà Tĩnh bị sụt ta luy dương Km81+950 – Km82+100 làm tắc giao thông từ 19h ngày 05/9 đến 12h ngày 06/92012. QL12C  Quảng Bình bị sụt ta luy dương lấp mặt đường, rãnh và cống lẻ tẻ từ Km13 – Km64.

Sụt ta luy âm Km78+120 – Km78+129 dài 9m sâu 2m. QL15 tại Hà Tĩnh, đoạn Km407+500 – Km408+300 bị ngập sâu từ 1 đến 1,2m làm tắc giao thông từ 9h30 đến 15h ngày 06/9/2012. QL15 tại Quảng Bình bị sụt ta luy dương lấp mặt đường, rãnh và cống lẻ tẻ từ Kn137+250 – Km137+268, tổng số khoảng 2.492m3. Hư hỏng rãnh dọc Km465+200 – Km465+330 dài 130m, hư hỏng 5 cống. QL37 qua địa bàn tỉnh Yên Bái bị ngập nước tại ngầm Km330+100 dài 30m, sâu 0,8-1m, làm tắc giao thông từ 9h ngày 07/9/2012. QL45 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa bị sụt ta luy dương lẻ tẻ từ Km122+300 -Km127+350 với khối lượng 15.000m3, sụt ta luy âm tại Km126+670 dài 18m sâu 6m. Nước ngập trên QL này tại Km122+300 – Km127+350 sâu nước ngập 0,8 – 1m, làm tắc giao thông từ 16h ngày 06/9/2012.

Tại Hà Tĩnh, Đường tỉnh 5 và Đường tỉnh 22-12 bị hư hỏng một số cống và sạt lở taluy dương, taluy âm khá lớn ở một số đoạn. Ở Quảng Bình, Đường tỉnh 556 tại Km21+500 Ngầm Chu Kê bị xói cắt đường dài 25m, sâu 2,5m. Đường tỉnh 559 bị ngập sâu một số đoạn và ách tắc giao thông cục bộ vài giờ.

Báo cáo tổng hợp của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo PCLBTW đến 16h ngày 10/9, cho thấy thiệt hại về CSHT giao thông khá lớn. Khối lượng QL bị sạt lở: 778.946 m3, trong đó Thanh Hóa: 733.601 m3, Nghệ An: 20.800m3, Hà Tĩnh: 24.545m3. Tại Nghệ An hiện ĐT.531 còn bị ngập nước,  ĐT.541 ách tắc giao thông do sạt lở, các đơn vị thi công đang xử lý thông xe.

Ông Nguyễn Xuân Cường – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN cho biết: Ngay trong khi mưa lớn, Tổng cục ĐBVN đã chỉ đạo các Khu QLĐB IV và các Sở GTVT, tại vị trí bị ngập nước dùng rào chắn 2 đầu và tổ chức trức gác 24/24h, tập trung lực lượng hót dọn đất đá tràn mặt đường để thông xe. Những vị trí sụt ta luy âm làm rào chắn báo hiệu phần đường nguy hiểm, cho kè bằng rọ thép khôi phục nền đường. Ngay sau mưa, Tổng cục chỉ đạo đối với những vị trí mặt đường hư hỏng cho sửa ngay để đảm bảo giao thông, đồng thời phối hợp với các lực lượng của địa phương, tổ chức phần luồng điều hành giao thông. Ách tắc chỉ xảy ra cục bộ trong ít giờ đồng hồ. Đến sáng 11/9 toàn bộ các tuyến QL phương tiện đã lưu thông bình thường trở lại.

<>Phương Anh

<>Đường sắt chủ động ứng phó bão lũ

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (TCT ĐSVN) vừa có Công điện số 435/CĐ – ĐS yêu cầu các Công ty VTHKĐS Hà Nội, Sài Gòn và Công ty TNHH MTV VTHH đường sắt, Liên hiệp sức kéo đường sắt, Trung tâm ĐHVTĐS, các Công ty QLĐS và các đơn vị trong ngành khẩn trương kiện toàn các đội xung kích phòng, chống lụt, bão; ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn đường sắt; thường xuyên theo dõi tình hình , thủy văn và diễn biến mưa, bão, lũ lụt tại các khu vực có đường sắt đi qua; tổ chức trực 24/24h khi có thông tin về bão lũ để có phương án ứng phó kịp thời nhằm hạn chế tổn thất do sự cố, thiên tai gây ra.

TCT ĐSVN yêu cầu đảm bảo các về an toàn của phương tiện vận tải. Xây dựng biện hàng hóa và của đơn vị và . Có phương án cứu hộ, cứu nạn, chuyển tải hành khách, hàng hóa khi có bão lũ phải ngừng tàu. Thực hiện nghiêm ngặt chế độ tuần tra, chốt gác các công trình xung yếu và các khu vực trọng điểm như cầu, đường yếu dễ bị ngập nước; các khu vực có lũ quét; các đoạn đường đèo dốc, đá rơi, đất sụt; các khu vực có đường sắt phía hạ lưu đê điều, đập thủy lợi, thủy điện.

<>Thiện Anh

Nguồn : Báo GTVT

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>