Không phải việc quát mắng con luôn là cách dạy con tệ hại khi làm cha mẹ
Do đó, cha mẹ la hét với con không nhất thiết phải là những phụ huynh tàn ác: họ có thể chỉ là những người đang quá sức nóng giận. Và khoảnh khắc tuôn trào cơn nóng giận đó là khi tôi thấy mình đang la hét các con.
CÓ NHIỀU CÁCH DẠY CON NHƯNG CÓ NHỮNG LÚC BẠN KHÔNG THỂ BÌNH TĨNH HOẶC GIẬN GIỮ LA HÉT ĐÔI LÚC LÀ CẦN THIẾT
Bạn đang tìm những câu danh ngôn hay, câu nói hay, câu nói ý nghĩa hãy đến với chúng tôi quote hay luôn cập nhật nhanh những câu trích dẫn hay, câu trích dẫn từ phim , như trích dẫn phim forrest gump, forrest gump phim, tổng hợp những câu quotes hay
“Đây là lần thứ 5 mẹ yêu cầu con không được ném bóng trong nhà. Mang xuống tầng hầm hoặc đi ra ngoài, nhưng không phải ở đây!”. Tôi đã hét lên những lời này – chính xác là gầm lên – vào mặt 3 cậu con trai của tôi. Trong khoảnh khắc đó, tôi cảm thấy giận điên người. Tôi có một ấm nước đang sôi trên bếp và một lớp học phải dạy trong vòng 30 phút nữa. Chưa hết, còn 2 buổi tập bóng đá phải tham dự, 3 trang toán bài tập về nhà lớp 2 và lớp 4 phải hoàn thành, chưa kể một bữa tối phải giải quyết xong, chỉ trong 4 tiếng còn lại của ngày hôm đó.
Tôi không có thời gian để xử lý thêm một cái bóng đèn, một cánh cửa sổ hay một lọ hoa bị vỡ. Thành thực mà nói, không còn thời gian cho bất cứ thứ gì. Tôi cũng chẳng thể dừng lại trong vài tích tắc để bình tĩnh nói những lời nhẹ nhàng với bọn trẻ về cách giải quyết vấn đề, rằng các con đang không nghe lời tôi, rằng hành động của chúng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rằng có thể chúng sẽ phải trả tiền để thay thế đồ bị vỡ. Và rằng “Tại sao chúng lại không thể vâng lời và tuân thủ quy tắc trong gia đình?”.
Khoảnh khắc tuôn trào cơn nóng giận đó là khi tôi thấy mình đang la hét các con. (Ảnh minh họa)
La mắng, quát tháo có vẻ như là điều đúng đắn phải làm trong tình huống này. Thú thực, đó như là điều duy nhất tôi có thể làm để khiến bọn trẻ chú ý.
Nhiều chuyên gia về trẻ em chắc chắn sẽ không đồng ý với cách dạy con của tôi. Một số nghiên cứu cho thấy, kỷ luật bằng ngôn từ khắc nghiệt có thể ảnh hưởng xấu tới tinh thần và tâm lý lâu dài ở tuổi trưởng thành. Tác động có hại của nó chẳng khác nào đòn roi.
Như một số ông bố bà mẹ đôi khi vẫn phải lớn tiếng khi dạy con, tôi có thể đánh giá cao những nghiên cứu này. La hét, quát mắng không phải một công cụ giúp tạo tính kỷ luật hiệu quả. Nó giống như một cách để cha mẹ thể hiện cơn giận dữ và sự mất kiên nhẫn của riêng mình hơn là cách để hướng dẫn hành vi đúng cho con cái.
LA HÉT, QUÁT MẮNG KHÔNG GIÚP CHÚNG TA TRỞ THÀNH CHA MẸ TỐT.
Tuy nhiên, có một sự khác biệt lớn giữa việc hét lên: “Đây là lần thứ 5 mẹ yêu cầu các con ngừng ném bóng trong nhà!” và quát tháo: “Các con có phải lũ ngốc không thế? Đừng có ném quả bóng đó trong nhà!”.
Một bên là để thu hút sự chú ý của trẻ. Một bên là sự xúc phạm và hạ thấp nhân cách trẻ.
Do đó, cha mẹ la hét với con không nhất thiết phải là những phụ huynh tàn ác: họ có thể chỉ là những người đang quá sức nóng giận. Và khoảnh khắc tuôn trào cơn nóng giận đó là khi tôi thấy mình đang la hét các con.
Để rõ ràng hơn, tôi có thể nói, nhiều phụ huynh có thể cố gắng để giảm thiểu việc la hét con. Như tôi có thể không cần phải quát con khi chúng để khăn tắm ẩm ướt lên chiếc bàn gỗ cổ. Bọn trẻ không quan tâm tới việc bảo quản đồ gỗ cổ và như thế, việc to tiếng của tôi không làm chúng bắt đầu quan tâm hơn.
Nhưng tôi không nghĩ la hét lại trở thành vấn đề khiến cha mẹ cảm thấy tội lỗi hay quá lo lắng. Đôi khi, để bọn trẻ nhìn thấy cơn giận thực sự của chúng ta cũng không phải điều gì tai hại. Đôi khi, để bọn trẻ nhìn thấy chúng ta cũng là con người, những con người không hoàn hảo, cũng là điều có thể chấp nhận.
GIẬN GIỮ, LA HÉT LÀ CÁCH DẠY CON CẦN THIẾT, NHƯNG TỈNH TÁO & CHÂN THÀNH
Có thể, câu hỏi mà chúng ta, các phụ huynh, nên đặt ra cho chính mình, là: Chúng ta la hét con bao lâu? Chúng ta quát to ngay từ dấu hiệu đầu tiên trẻ phạm lỗi hay khi trẻ đã vượt quá giới hạn? Nội dung lời quát tháo của chúng ta là gì? Chúng ta định nói điều gì? Có phải chúng ta đang thể hiện cơn tức giận hay đang cố gắng sử dụng việc la hét như một công cụ thay thế cho kỷ luật tích cực? Và có lẽ quan trọng nhất, chúng ta có nói: “Cha/mẹ xin lỗi con” khi chúng ta la mắng quá to, quá thường xuyên, quá đáng sợ?
Tôi đã thực sự xin lỗi con khi quát con chuyện để khăn tắm ướt lên bàn gỗ. Tôi nói: “Mẹ xin lỗi”. Tôi chân thành nhấn mạnh rằng, mẹ không tốt khi lớn tiếng với con. Bởi trong trường hợp cụ thể đó, lớn tiếng đúng là không nên không phải.
Nhưng sẽ là nói dối nếu tôi phủ nhận rằng, đôi khi, với cha mẹ, la hét, lớn tiếng với con là cách dạy con nên làm.
Kristen Oganowski
Vài nét về tác giả:
Kristen Oganowski là nhà văn tự do, một giảng viên triết học và mẹ của ba cậu con trai. Họ đang sống tại Columbus, bang Ohio, Mỹ. Bạn có thể theo dõi những chia sẻ của cô về cách dạy con trên trang blog Every Other Monment hoặc trên các trang BlogHer, Giving Birth With Confidence.
Khám Phá Thế Giới |
Hồ sơ Doanh Nghiệp |
Chính sách Kinh Tế |
Phong cách Cuộc Sống |
Nội – Ngoại Thất |
BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN
BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN
Leave a Reply